DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỔN THƯƠNG NÃO

DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỔN THƯƠNG NÃO

Sr Phạm Thị Thu Huyền SPC

Trẻ tổn thương não hay trẻ có vấn đề bất thường trong sự phát triển (Down, tự kỷ, bại não, tăng động kém chú ý, chậm nói, chậm trí, chậm phát triển…) cần được ăn uống đúng cách và phù hợp. Đây là điều hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ hồi phục và phát huy được hiệu quả của việc trị liệu. Do vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu vấn đề này cách cẩn thận để đưa ra một thực đơn phù hợp với bé.

A. CÁC NGUYÊN TẮC CẦN GHI NHỚ

  1. Thức ăn đa dạng

Nên thay đổi các món ăn cho đa dạng chứ không ăn hoài một vài món bé thích. Sự luân chuyển đơn giản của các loại thực phẩm lành mạnh này tạo ra sự mở rộng tự nhiên về mùi vị và chất dinh dưỡng. Không có gì tuyệt vời hơn một đứa trẻ thích thử mọi thứ và có thể thưởng thức những món ăn đặc biệt của đất nước hoặc nền văn hóa khác một cách nhiệt tình. Các mẹ cần kiên nhẫn tập cho con ăn các món ăn cần thiết cho bé mặc dù bé không thích.

  1. Cho trẻ uống nước lọc và loại bỏ nước trái cây

Hầu hết trẻ em uống nước trái cây suốt cả ngày. Phần lớn nước trái cây đó được đóng hộp, đóng chai hoặc đựng trong hộp các tông. Trái cây là một nguồn dinh dưỡng và hydrat hóa tuyệt vời nhưng lại rất tinh tế. Khi chúng ta ép hoặc xay nhuyễn trái cây, nó sẽ nhanh chóng làm mất chất dinh dưỡng. Vì lý do này, chỉ nên sử dụng trái cây tươi được ép và chỉ nên uống trong vòng 20 phút sau khi ép hoặc xay nhuyễn. Cần tập cho trẻ uống cho đủ nước mỗi ngày (* xem hướng dẫn đính kèm)

  1. Cho trẻ ăn trái cây tươi và nước uống giữa các bữa ăn (ăn xế, giải lao)

Trái cây là một loại thực phẩm gần như hoàn hảo nhưng chỉ nên ăn một mình không nên ăn chung với các loại thực phẩm khác. Trái cây dễ tiêu hóa và sẽ di chuyển nhanh chóng trong cơ thể. Nó là một chất tẩy rửa tự nhiên. Đây là lý do tại sao nước trái cây thường được sử dụng trong chế độ nhịn ăn. Khi trái cây được ăn cùng với các loại thực phẩm khác cần nhiều thời gian để tiêu hóa, nó buộc phải di chuyển rất chậm qua đường tiêu hóa với những thực phẩm đó. Do vậy, nên cho trẻ ăn trái cây ngoài bữa chính để chúng được hấp thu tốt và không nên uống nước trong bữa ăn.

  1. Biến bữa sáng thành bữa ăn chính trong ngày

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tại sao? Bữa sáng thiết lập lượng đường trong máu trong ngày. Nếu chúng ta cho trẻ ăn bữa sáng kiểu vua, lượng đường trong máu sẽ tăng dần và mức năng lượng của trẻ sẽ tốt và duy trì. Nếu chúng ta cung cấp một bữa sáng không đầy đủ, lượng đường trong máu sẽ không tăng và trẻ sẽ dễ mệt mỏi và cáu kỉnh vì điều này.

Hai vấn đề có thể tồn tại trong bữa sáng. Thứ nhất là trẻ nhỏ thường không đói khi thức dậy. Vấn đề thứ hai là người lớn chúng ta thường chạy đua với bữa sáng trên bàn và bắt đầu ngày của mình một cách nhanh chóng nên chúng ta thường chọn những gì nhanh chóng và dễ dàng. Chúng tôi thấy rằng nếu chúng tôi cho một vài miếng trái cây tươi cắt nhỏ, đứa trẻ sẽ chấp nhận điều này đầu tiên vào buổi sáng, sau đó chúng tôi quay lại 30 phút sau, bụng của nó đã tỉnh và nó thực sự quan tâm đến bữa sáng của mình. Ở Nhật, bữa sáng luôn là một bữa ăn đầy đủ cá, cơm, rau và súp. Nó thật là ngon.

  1. Chỉ dùng những thực phẩm tươi sống

Chỉ dùng những thực phẩm đựng trong hộp đựng mà Mẹ Thiên nhiên hoặc Thiên Chúa đã tạo ra. Tránh mọi thứ khác – không có lon, không có hộp, không có thùng giấy. Trái cây tươi và rau tươi, thịt gia cầm tươi, cá và thịt. Cố gắng lựa chọn những sản phẩm sạch, không chất bảo quản, không phẩm màu, hóa chất.

Trích từ  bài Five Simple Nutritional Changes của Janet Doman, Giám đốc Viện nghiện cứu các thành tựu tiềm năng con người (httpsIAHP.org)

*TRẺ EM CẦN UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC MỘT NGÀY LÀ ĐỦ?

Trẻ 6-12 tháng tuổi mỗi ngày cần khoảng 100 ml nước cho mỗi kg cân nặng cơ thể, kể cả sữa. 

Trong cơ thể, nước chiếm 60-70%, rất cần thiết đối với sức khỏe. Tất cả phản ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước. Nước giúp cơ thể thải độc qua nước tiểu, mồ hôi. Đối với trẻ em nước lại càng quan trọng.

Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp, thì không cần uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón, thì cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước một ngày.

Trẻ 6-12 tháng tuổi

Trẻ em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu bé uống được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc…

Trẻ trên một tuổi

Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày (kể cả sữa), trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.

Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :

Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10)

Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 – 500 = 650 ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.

Bên cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước. 

Thạc sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao; các loại nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực… Nước ngọt có ga thường cung cấp calo rỗng nên có thể khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn hoặc gây thừa cân, béo phì.

Hà An           

https://vnexpress.net/tre-em-can-uong-bao-nhieu-nuoc-mot-ngay-la-du-3696189.html

B. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỔN THƯƠNG NÃO

  1. Não của chúng ta như các bộ phận khác của cơ thể, nó cần đầy đủ chất bổ để khỏe mạnh và duy trì sức làm việc. Vì thần kinh hệ tiêu hóa hoạt động không hoàn hảo như những bé bình thường nên hầu hết các bé rất dễ bi dị ứng với một số loại thực phẩm (dị ứng hiểu theo nghĩa rộng:bé dễ bị kích động, la hét, dễ đau bụng, khó ngủ, tiếp thu chậm, …chứ không đơn thuần là bị ngứa.)
  1. Do đó, trong quá trình phục hồi cho bé, bạn nên đảm bảo sao cho bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhưng đồng thời tránh những thực phẩm có thể làm bé dị ứng
  1. Thế nào là một bữa ăn đầy đủ chất ? đó là một bữa ăn với thật nhiều màu sắc (tất nhiên đó phải là màu tự nhiên của thực phẩm) – ví dụ
  • Ngũ cốc (cần khoảng 40%) : trắng, vàng, (cơm, mì)
  • Đạm (20-30%) : đỏ, nâu, vàng đậm (thịt, cá, trứng, tôm, mực,…)
  • Rau, củ, quả (vitamin: 10-20%) đỏ, xanh, cam, nâu, tím (cà rốt, rau, cải, đậu các loại, củ cải, cà tím, ớt trâu,…)
  • Béo (20%) : óng ánh (dầu cá, dầu thực vật, mỡ động vật)
  1. Lượng nước uống hợp lý cho trẻ tổn thương não: tùy theo thời tiết nóng nhiều hay ít, lượng nước sẽ dao động từ 600 – 1200ml/ngày (tránh uống quá nhiều nước)
  • Bên cạnh đó còn có các món ăn có nước như súp, canh
  • Trái cây cũng chứa một lượng nước tương đối
  • Hạn chế lượng muối, đường trong thức ăn để bé bớt uống nước.
  1. Tránh những loại thực phẩm có nguy cơ bị dị ứng cao (từ nhiều tới ít).
  • Sữa và các sản phẩm sữa. (sữa tươi, sữa công thức, yaourt, váng sữa, phô-mai, bánh flant, …)
  • Bột mì (có trong bánh mì, các loại bánh quy, bánh ngọt, …)
  • Đây là 2 thực phầm có nguy cơ dị ứng rất cao. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ dị ứng với 2 thực phẩm trên.

Cách áp dụng chế độ thử kiêng.

  • Đưa ra khỏi thực đơn của bé tất cả những thực phẩm nằm trong nhóm nguy cơ bị dị ứng cao khoảng 4 – 10 tuần. Theo dõi phản ứng của bé.
  • Đưa trở lại chế độ ăn từng nhóm một. Theo dõi phản ứng
  • Loại bỏ vĩnh viễn bất cứ loại thức ăn nào làm cho phản ứng của bé trở nên tồi tệ hơn.
  1. Tránh cho bé ăn các thực phẩm khác như
  • Thức ăn chế biến sẵn: Hotdog, bánh quy, bánh ngọt, thức ăn nhanh.
  • Thức ăn quá mặn, quá ngọt hay đồ ngọt nhân tạo: kẹo, sô-sô-la, nước tăng lực, coca cola, nước ép trái cây.
  • Thức ăn có mỡ, dầu tinh luyện, margarine, khoai tây chiên.
  • Thức ăn đã hết hạn sử dụng.
  1. Những điều nên làm
  • Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt
  • Cho bé ăn mỗi ngày nhiều lần nhiều thừ rau quả
  • Cho bé ăn những loại đạm ít qua sơ chế như thịt tươi, cá, trứng hoặc gia cầm mỗi ngày
  • Cho bé ăn đa dạng các loại chất béo có lợi như hạt, đậu, trái bơ, dầu olive nguyên chất, dầu dừa, bơ đậu phộng tự nhiên hoặc dầu cá mỗi ngày.
  • Cung cấp đa dạng các loại tinh bột ít sơ chế như gạo lức, đậu và những ngũ cốc nguyên cám
  • Chuẩn bị và tự nấu thức ăn(tốt hơn khi có nguồn gốc tự nhiên). Cho bé ăn ít nhất 4 bữa ăn cân đối mỗi ngày
  • Nếu bé gặp khó khăn về nhai nuốt, chia nhỏ bữa ăn trong ngày(hơn 4 bữa mỗi ngày)
  • Cung cấp cho bé những thức ăn có vi khuẩn có lợi, ví dụ như acidophilus dùng để làm yaourt
  • Học cách chế biến thức ăn an toàn, đọc nhãn của bao bì và ngày hết hạn, tránh thịt xay sẵn, gia cầm hoặc heo nấu sẵn, sử dụng xoong nồi không gỉ hoặc thủy tinh chịu nhiệt
  1. Cân bằng về nước và chất lỏng
  • Cho bé uống ít một lần nhưng thường xuyên nước tinh khết khoảng cách giữa các bữa ăn
  • Đảm bảo bé có đủ nước tinh khiết để giữ cho miệng ẩm và nước tiểu trong
  • Nếu bé nuốt chưa được giỏi, cho bé ăn thêm nhiều trái cây tươi, rau tươi và thức ăn nhiều nước
  • Nếu bé bị sốt, ói, tiêu chảy, cho bé uống thật thường xuyên nhưng ít một để tránh mất nước
  • Nếu bé bị động kinh, hãy kiểm soát thật cẩn thận lượng và loại nước uống
  • Nếu bé tăng động, hãy kiểm soát thật cẩn thận lượng và loại nước uống

Trích dịch từ Con đường đưa đến sự bình phục của Viện IAHP)    

Trúc Linh, ngày 24/11/2020

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »