Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa
Hiện nay đang là cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh đó việc mưa liên tục vào mỗi buổi chiều, nắng nóng vào buổi sáng sớm và trưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển làm lây lan nhanh chóng bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng dân cư.
Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng, tính đến 30/6/2019 cả nước ghi nhận 87.806 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 06 ca tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tp. Hồ Chí Minh. So với cùng kỳ năm 2018 số ca mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 số ca mắc là 28.039, tử vong là 08 trường hợp).
Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết như: có công văn khẩn đề nghị Ủy ban nhân dân, Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.
- Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì?
– Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra.
– Bệnh của mùa mưa (tháng 7,8,9).
– Bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua vết “muỗi vằn” đốt/chích.
Hình 1: Muỗi Aedes (muỗi vằn) – Nguồn Internet
- Tại sao phải phòng bệnh sốt xuất huyết?
– Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.
– Mọi người đều có thể mắc bệnh.
– Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 4-7 tuổi.
– Bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn.
- Không có bọ gậy, loăng quăng, muỗi, không có sốt xuất huyết
Hình 2: Chu trình phát triển của muỗi
Hiện nay đang là cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh đó việc mưa liên tục vào mỗi buổi chiều, nắng nóng vào buổi sáng sớm và trưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển làm lây lan nhanh chóng bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng dân cư.
Bộ y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau cho cộng đồng:
– Mỗi tuần, mỗi gia đình hãy giành 10 phút để
– Phòng chống muỗi đốt bằng cách
– Mặc quần áo dài.
– Buông màn (mùng) khi ngủ bất kể là ngày hay đêm.
– Dùng các dụng cụ diệt muỗi, hương muỗi, bôi kem đuổi muỗi, dùng vợt diệt muỗi. . .
– Dùng màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
– Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn (mùng) tránh muỗi đốt lây bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để chống dịch.
Hiện nay bệnh sốt xuất huyết không có vacxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên chúng ta cần chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết dựa trên các đường lây của bệnh. Đặc biệt những đối tượng chưa mắc bệnh mà sống trong vùng dịch phải chủ động phòng tránh tích cực hơn, tránh việc bệnh sốt xuất huyết lây lan thành ổ dịch lớn. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh phải chủ động đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị tránh để bệnh diễn tiến nặng có thể gây tử vong.
* Lưu ý:
– Không sử dụng kem thoa chống muỗi cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất diệt muỗi, chống muỗi.
– Sử dụng bình xịt muỗi ở những nơi góc tối như: gầm giường, tủ, bàn, góc tường tối, dưới cầu thang, nơi treo móc quần áo, màn, rèm,…thời gian phun từ 1-2 phút và những nơi mà gia đình thường sinh hoạt như: phòng khách, nhà bếp,… sau khi phun nên ra khỏi nhà/phòng, đóng kín cửa từ 15-30 phút để thuốc có hiệu quả diệt muỗi tốt hơn.